Văn hóa - xã hội Nam_Định

Nam Định là nơi bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nền văn minh lúa nước với ẩm thực đặc trưng, các làng nghề, lễ hội, đình, chùa, thánh đường.[13]

Truyền thống Giáo dục

Nam Định là một tỉnh có bề dày văn hóa và truyền thống hiếu học của cả nước. Sở Giáo dục cũng như Đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia nhiều năm xếp thứ nhất toàn quốc. Ngoài ra còn có nhiều học sinh đạt giải trong các kì thi OLYMPIC quốc tế, khẳng định truyền thống hiếu học của mảnh đất thành Nam.

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (tức Trường Thành Chung Nam Định xưa) là một trong những ngôi trường Chuyên nổi tiếng hàng đầu của cả nước với bề dày thành tích đáng nể gần 100 năm xây dựng và phát triển. Trường cũng thường được gọi là "trường Lê", để phân biệt với trường cùng tên ở Tp HCM. Ngoài ra, còn có một số ngôi trường khác cũng khá nổi bật là các trường THPT Giao ThủyA, (trường Trung học phổ thông Chuẩn quốc gia năm 2003), trường Trung học phổ thông Xuân trường A, Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (trường Trung học phổ thông Chuẩn quốc gia năm 2009), Nguyễn Khuyến (Trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia), THPT Hải Hậu A (trường chuẩn quốc gia năm 2003), Trung học cơ sở Tống Văn Trân (trường chuẩn quốc gia năm 2012), Trung học phổ thông Lý Tự Trọng, Trung học cơ sở Trần Đăng Ninh, Tiểu học Phạm Hồng Thái, Trung học cơ sở Nguyễn Hiền, Trung học phổ thông Nghĩa Hưng A, Trung học phổ thông Mỹ Tho - Ý Yên. Ngoài ra trong tốp 200 trường có kết quả cao nhất cả nước thì Nam Định có tới 17 trường, cứ trung bình mỗi trung tâm cấp huyện hay thành phố có 2 trường nằm trong tốp các trường dẫn đầu cả nước chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50% các trường toàn tỉnh. Trong Top 100 trường Trung học phổ thông tốt nhất Việt Nam năm 2009, Nam Định có tới 7 trường.

Nam Định có trường Đại học Điều Dưỡng được thành lập năm 2005 là trường Đại học Điều Dưỡng đầu tiên trên cả nước (Đường Hàn Thuyên-TP Nam Định); ngoài ra còn có các trường ĐH khác như trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định; trường Đại học Dân Lập Lương Thế Vinh; trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp; trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định và 12 trường cao đẳng khác...

Thành tích giáo dục Nam Định năm học 2014 - 2015:

1 HCV Olympic Vật Lý Quốc tế,1 HCB Olympic Vật Lý châu Á (Đinh Thị Hương Thảo)[14][15],1 HCĐ Olympic Sinh học quốc tế (Phạm Minh Đức)[16]

1 thủ khoa Khối B toàn quốc năm 2015 (Nguyễn Hoàng Hải)[17]

Thành tích giáo dục Nam Định năm học 2015 - 2016:

1 HCV Olympic Vật Lý Quốc tế, 1 HCB Olympic Vật Lý châu Á (Đinh Thị Hương Thảo), 1 HCB Olympic Hóa học Quốc tế (Nguyễn Thành Trung) [18], 1 HCB Olympic Hóa học Quốc tế (Nguyễn huy Hoang- truong Am)

1 HCĐ Olympic Toán học Quốc tế (Vũ Đức Tài)[19], 1 HCĐ Olympic Vật Lý Quốc tế (Phạm Ngọc Nam), 2 HCĐ Olympic Vật Lý châu Á (Phạm Ngọc Nam, Nguyễn Văn Quân), 1 Bằng khen Olympic Vật lý châu Á (Đỗ Thuỳ Trang)[20]

1 thủ khoa Khối A1 toàn quốc năm 2016 (Trần Trung Dũng)[21]

Thể dục - Thể thao

Nam Định có nhiều trung tâm thể thao lớn là Sân vận động Thiên Trường (tên cũ là Sân vận động chùa Cuối), Nhà thi đấu Trần Quốc Toản, các trận bóng đábóng chuyền được tổ chức tại đây. Hai trung tâm này nằm trên đường Hùng Vương, Hàn Thuyên, Trường Chinh của thành phố Nam Định.

Năm 2014, tỉnh Nam Định đã khánh thành và đưa vào sử dụng Cung thể thao tỉnh Nam Định gồm nhà thi đấu đa năng 4000 chỗ ngồi và bể bơi có mái che đạt chuẩn quốc tế để phục vụ Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII do Nam Định đăng cai làm chủ nhà. Ngoài ra còn có rất nhiều sân thể thao mini phục vụ phong trào thể thao quần chúng với các môn thể thao phổ biến là cầu lông, bóng đá, bóng chuyền.

Bóng đá Nam Định đã hai lần đoạt chức vô địch Đông Dương trong tên gọi Đội Cotonkin năm 1941, 1945, vô đich quốc gia năm 1985, lúc đó mang tên đội bóng Công nghiệp Hà Nam Ninh, với danh thủ Nguyễn Văn Dũng. Năm 2001, đội Nam Định về nhì giải vô địch quốc gia. Năm 2007, đội bóng đá Nam Định với tên gọi Đạm Phú Mỹ Nam Định đoạt Cúp Quốc gia lần đầu tiên.

Đội bóng Nam Định đăng quang ngôi Vô địch U21 QG năm 2011.

Văn hóa truyền thống

Gánh hát Tuồng Nam Định, 1924.

Di tích lịch sử

Tượng đài Trần Quốc Tuấn tại Quảng trường 3/2

Làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định xưa là phủ Thiên Trường là quê hương của các vua nhà Trần, một trong những triều đại lừng danh nhất trong lịch sử Việt Nam với chiến tích 3 lần chiến thắng Nguyên Mông.

Di sản tôn giáo, tín ngưỡng

  • Đền Trần là khu đền thờ các vị vua đời Trần nằm trên địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Nơi đây vào đúng giờ Tý rằm tháng Giêng âm lịch có lễ Khai Ấn. Tương truyền các vua Trần nghỉ tết âm lịch hàng năm đến rằm tháng Giêng thì Khai Ấn trở lại quốc sự. Lễ Khai Ấn hàng năm rất nhiều khách các tỉnh về Nam Định dự và xin lộc vua Trần.
  • Đền An Lá (còn gọi là đình Cả), nằm trên mảnh đất rộng hơn 3000 m², xung quanh là cánh đồng thuộc thôn An Lá, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, cách trung tâm thành phố Nam Định gần 4 km theo tỉnh lộ 490C (quốc lộ 55 cũ). Đền thờ ông Nguyễn Tấn, một danh tướng thời Đinh. Lễ hội hàng năm tổ chức vào ngày 9-12/3 (ÂL) hàng năm. Lễ hội chính vào ngày 10-3 âm lịch.
Phủ Tiên Hương là phủ chính thờ Liễu Hạnh công chúa tại Phủ Dầy

.

Di sản văn hóa, nghệ thuật

Phố cổ Thành Nam ngày nay. Ảnh chụp phố Hàng Tiện (trái) và phố Hoàng Văn Thụ (phải).

Chính khách nổi tiếng

Đặc sản ẩm thực

Nam Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như: Gạo tám xoan, Hải Hậu và Chuối ngự là hai vật phẩm dùng để tiến vua thời phong kiến. Gỏi nhệch, gỏi sứa, cá nướng thơm Hải Hậu. Làng giò truyền thống với đa dạng các loại giò lạc, giò xào, giò mỡ, mộc, chả quận, chả đĩa thuộc ''Hùng Uyển- Thị Trấn Cồn- Hải Hậu''. Ngoài ra còn có gạo nếp cái hoa vàng Hải Hậu. Thịt cầy, tiểu hổ Nam Trực, Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng Phở bò Nam Định, Bánh gai Nông Thơm- TP Nam Định, Bánh chưng Bà Thìn - Hải Hậu, kẹo dồi (được cho là xuất phát từ ngôi làng trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố), bánh đậu xanh Hanh Tụ, bánh nhãn - Hải Hậu, Kẹo Sìu Châu (Là kẹo lạc Nam Định. Nguyên lò nấu kẹo nổi tiếng đầu tiên nằm gần một hội quán của người Triều Châu, nên có tên dân gian là kẹo Sìu Châu); bún chả Thành Nam, nem nắm Giao Thủy, nem Chạo Giao Xuân - Giao Thủy, gỏi.

Nem chạo Giao Xuân - Giao Thủy, nem tung Hải Hậu. Các đặc sản biển Hải Hậu, Giao Thủy là món ăn nổi tiếng toàn quốc nhất là khu vực phía nam, không những thế du khách thế giới cũng rất ưa thích. Với các món ăn trên người Nam Định thường dùng với rượu Bỉnh Ri - Giao Thịnh nổi tiếng xưa nay được lên men từ loại gạo nếp thơm ngon của huyện Giao Thủy.

Công giáo Nam Định

Nhà thờ chính tòa Giáo phận Bùi Chu

Tỉnh Nam Định có rất nhiều nhà thờ Công giáo cổ kính. Các giáo xứ, giáo họ ở đây thuộc về Tổng Giáo phận Hà Nội (phần lớn thành phố Nam Định và các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên) và Giáo phận Bùi Chu (phía nam thành phố Nam Định và 6 huyện còn lại).[23] Trong số 117 Thánh tử vì đạo tại Việt Nam có đến 32 vị thánh có sinh quán tại Nam Ðịnh.[24] Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn viết theo dã lục rằng Nam Định là nơi có giáo sĩ Công giáo đầu tiên đến truyền đạo ở Việt Nam, vào năm Nguyên Hòa thứ nhất, tức năm 1533.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam_Định http://id.loc.gov/authorities/names/n99830134 http://d-nb.info/gnd/4697385-0 http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/8-hoc-sinh-d... http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tuyen-sinh/t... http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/viet-nam-gia... http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/viet-nam-gia... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.cgvdt.vn/cong-giao-viet-nam/nam-dinh-qu... http://baonamdinh.com.vn/channel/5093/201207/Nam-d... http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/viet-nam-...